Tìm hiểu về thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là gì ?

Thủ tục hải quan (tiếng Anh là CUSTOMS PROCEDURES) là những thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu (nhập cảnh) vào một quốc gia hoặc xuất khẩu (xuất cảnh) ra khỏi biên giới một quốc gia.

Thu-tuc-hai-quan

Mục đích của thủ tục hải quan

Về mặt pháp lý thì đây là thủ tục được pháp luật quy định và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành. Mục đích quan trọng hàng đầu của thủ tục hải quan chính là để nhà nước tính và thu thuế mang lại ngân sách rất lớn cho các chính phủ. Đồng thời cũng để quản lý hoàng hoá xuất nhập khẩu đảm bảo hàng hoá ra/vào lãnh thổ quốc gia KHÔNG THUỘC DANH MỤC BỊ CẤM.

Thong-ke-tinh-hinh-xuat-nhap-khau-hang-hoa-Viet-Nam

Tuy nhiên một số quốc gia lại lạm dụng thủ tục này để bảo hộ thương mại tạo nên sự cạnh tranh không công bẳng giữa các nước. Vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập đến bằng một bài viết sau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến thủ tục hải quan dành riêng cho Việt Nam.

Thủ tục hải quan chỉ áp dụng đối với hàng hoá và phương tiện vận tải, không áp dụng đối với con người.

Các văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan

Việc làm thủ tục hải quan đòi hỏi bạn phải nắm rõ một số quy định của pháp luật  (nếu tự làm). Nếu bạn thuê đơn vị làm dịch vụ hải quan thì họ sẽ tư vấn cho bạn. Tuy nhiên trong mọi trường hợp thì bạn cũng nên tìm hiểu những văn bản pháp luật cơ bản có liên quan đến lĩnh vực hải quan như sau:

  • Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)
  • Nghị định 154/2005/NĐ chi tiết hóa Luật hải quan 2005;
  • Thông tư 128/2013/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan (thay thế thông tư 194/2010/TT-BTC)
  • Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC

Các bước làm thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan ít nhiều cũng khác nhau cho cho các loại hình xuất nhập khẩu như kinh doanh, gia công, đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất,… Tham khảo quy định chính thức của tổng cục hải quan tại đây

Khai và nộp tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử.

Từ tháng 4/2014, cơ quan hải quan đã bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống VNACCS mới, và mẫu tờ khai cũng có thay đổi nhiều.

Lấy kết quả phân luồng

Sau khi có kết quả phần luồng từ hệ thống, bạn làm bước tiếp theo:

Luồng xanh

Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0:

Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa”.

Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

Luồng vàng

Bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hóa đơn thương mại
  • Chi tiết đóng gói
  • Chứng từ khác: C/O, kiểm tra chất lượng…

Trình tự thủ tục giống như mô tả luồng xanh có điều kiện trên đây.

Chi tiết về hồ sơ hải quan & quy trình thủ tục, bạn có thể tham khảo thêm:

Luồng đỏ

Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan.

Trước hết, bạn vẫn phải có bộ hồ sơ như luồng vàng trên đây. Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Bạn đăng kí kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công. Việc này có thể tốn kém và làm chậm trể thời gian thông quan.

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu mọi thứ đều ổn sẽ làm thủ tục bóc tờ khai là hoàn thành.

Thu-tuc-hai-quan-kiem-tra-bang-may-soi

Nộp thuế

Bước cuối cùng trong quy trình thủ tục hải quan là nộp thuế. Người làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu phải tiến hành việc nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Hiện nay, có các hình thức nộp thuế hải quan như: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng,…

Việc chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định sẽ làm thủ tục hải quan nhanh hơn, cán bộ hải quan sẽ ít chất vấn hơn và cũng ghóp phần làm giảm tệ nạn tham nhũng trong xã hội phát triển ngày nay.

Địa điểm làm thủ tục hải quan

Địa điểm làm thủ tục hải quan được quy định tại Điều 22 Luật Hải quan 2014 như sau:

Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

 Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.

Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:

  • Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
  • Trụ sở Chi cục Hải quan;
  • Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
  • Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
  • Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
  • Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
  • Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng liên quan đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

Hotline: 0947 918 138 – 0902 77 44 97



source https://hoangkhoico.vn/thu-tuc-hai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN GỬI HÀNG HOÁ ĐI CAMPUCHIA GIÁ RẺ

Thương mại thế giới có tác động thế nào đến nền kinh tế Việt Nam

Tìm Hiểu Về Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất – MSDS