LC

LC là gì ?

LC

LC tiếng anh là Letter of Credit, viết tắt là LC hay L/C. LC là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu cam kết với người bán hàng về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ theo đúng quy định trong LC.

Tóm lại LC là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền cho người xuất khẩu. Thanh toán LC hay còn gọi là phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế. Các đối tác ký kết hợp đồng thương mại thường có trụ sở tại những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn cần một đơn vị trung gian uy tín (thường ngân hàng) đứng ra bảo lãnh, hỗ trợ thanh toán đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch thương mại quốc tế.

Thông qua hình thức này, người nhập khẩu áp dụng những chuẩn mực thanh toán quốc tế (hiện hành là UCP 600 – các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do phòng thương mại quốc tế phát hành).

Phân loại LC

Dưới đây là một loại thư tín dụng phổ biến hiện nay

  • Revocable LC: thư tín dụng có thể huỷ bỏ
  • Irrevocable LC: thư tín dụng không thể huỷ ngang
  • Confirmed LC: thư tín dụng có xác nhận
  • Transferable LC: thư tín dụng chuyển nhượng
  • Back to Back LC: thư tín dụng giáp lưng
  • Revolving Letter of Credit: thư tín dụng tuần hoàn
  • Standby Letter of Credit: thư tín dụng dự phòng
  • Reciprocal LC: thư tín dụng đối ứng
  • LC at sight: thư tín trả ngay
  • Deferes LC: thư tín dụng trả dần
  • Usance Payable LC: thư tín dụng trả chậm
  • Red Clause LC: thư tín dụng có điều khoản đỏ.

Nội dung chính của LC

  • Số hiệu, địa điểm, ngày mở LC
  • Loại LC
  • Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu vầu mở LC, người hưởng lợi, thông tin các ngân hàng,…
  • Số tiền, loại tiền
  • Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng,…
  • Điều khoản giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng,…
  • Nội dung về hàng hoá: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì,…
  • Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hoá đơn, thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, chất lượng (CO/CQ),…
  • Cam kết của ngân hàng mở tín dụng thư
  • Những nội dung khác

Ưu nhược điểm của LC

Đối với người xuất khẩu

  • Việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện theo đúng qui định trong thư tín dụng bất kể người mua có muốn trả tiền hay không
  • Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa
  • Việc thanh toán sẽ được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (LC trả chậm) khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành.
  • Khách hàng có quyền đề nghị chiết khấu LC để có tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.

Đối với người nhập khẩu

  • Chỉ khi hàng hoá thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền
  • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải tuân theo tất cả những qui định trong LC thì mới nhận được tiền.

Đối với ngân hàng

  • Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
  • Được thu phí dịch vụ

Nhược điểm của hình thức thanh toán này là quy trình rất tỉ mỉ, máy móc và phải rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Việc sai sót dù rất nhỏ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.

Quy trình thanh toán LC

Bước 1:  Người nhập khẩu và người xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương, trong đó quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (LC).

Bước 2: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký, người nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở L/C đến Ngân hàng phát hành (thông thường ngân hàng này ở nước người nhập khẩu).
Thông thường khi mở L/C, người nhập khẩu phải ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán. Số tiền ký quỹ tùy thuộc vào quan hệ, uy tín của người nhập khẩu theo đánh giá của ngân hàng và khả năng tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Số tiền ký quĩ có thể từ 0% đến 100% tùy thuộc vào giá trị lô hàng cũng như yêu cầu của ngân hàng.

Bước 3: Ngân hàng phát hành (ngân hàng mở L/C) xem xét, nếu thấy hợp lý sẽ mở L/C và gửi thư tín dụng cho ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu hưởng lợi.

Bước 4:  Ngân hàng thông báo (thông thường ngân hàng này ở nước người xuất khẩu) gửi chứng từ thông báo cho người xuất khẩu.
Nếu thư tín dụng được gửi bằng telex thì ngân hàng thông báo sẽ tiến hành xác minh điện báo mở thư tín dụng và kiểm tra mã, sau đó chuyển bản chính đến cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản “Nguyên căn bức điện thư tín dụng”.
Nếu thư tín dụng được gửi đến bằng thư thì ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chữ ký, sau đó thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.

Bước 5: Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp nhận thì giao hàng cho người nhập khẩu (thông qua người vận tải), đồng thời lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và gửi cho ngân hàng thông báo.
Nếu người xuất khẩu không chấp nhận thì yêu cầu cầu người nhập khẩu điều chỉnh L/C. Mọi nội dung sửa đổi đều phải có xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và cũng không thể hủy bỏ thư tín dụng cũ.

Bước 6: Ngân hàng thông báo gửi tiền hàng cho người xuất khẩu khi đã nhận đủ chứng từ phù hợp với quy định của L/C để nhận hàng.

Bước 7: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng mở L/C.

Bước 8: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu. Nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì ngân hàng mở L/C trả tiền hàng cho ngân hàng thông báo và gửi bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu. Nếu không phù hợp thì ngân hàng mở L/C từ chối trả tiền và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

Bước 9: Người nhập khẩu nhận bộ chứng từ nhận hàng từ ngân hàng mở L/C và kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán tiền hàng cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.Bước 10: Người nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ cho người vận tải để nhận hàng. Như vậy, thông qua 10 bước trên, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được thực hiện. Trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng đã đóng vai trò rất quan trọng, đảm bảo người xuất khẩu sẽ thu được tiền và người nhập khẩu nhận được hàng nếu hai bên tôn trọng những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại quốc tế.

Quy trình thanh toán LC

Bước 1:  Người nhập khẩu và người xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương, trong đó quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (LC).

Bước 2: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký, người nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở L/C đến Ngân hàng phát hành (thông thường ngân hàng này ở nước người nhập khẩu).
Thông thường khi mở L/C, người nhập khẩu phải ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán. Số tiền ký quỹ tùy thuộc vào quan hệ, uy tín của người nhập khẩu theo đánh giá của ngân hàng và khả năng tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Số tiền ký quĩ có thể từ 0% đến 100% tùy thuộc vào giá trị lô hàng cũng như yêu cầu của ngân hàng.

Bước 3: Ngân hàng phát hành (ngân hàng mở L/C) xem xét, nếu thấy hợp lý sẽ mở L/C và gửi thư tín dụng cho ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu hưởng lợi.

Bước 4:  Ngân hàng thông báo (thông thường ngân hàng này ở nước người xuất khẩu) gửi chứng từ thông báo cho người xuất khẩu.
Nếu thư tín dụng được gửi bằng telex thì ngân hàng thông báo sẽ tiến hành xác minh điện báo mở thư tín dụng và kiểm tra mã, sau đó chuyển bản chính đến cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản “Nguyên căn bức điện thư tín dụng”.
Nếu thư tín dụng được gửi đến bằng thư thì ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chữ ký, sau đó thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.

Bước 5: Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp nhận thì giao hàng cho người nhập khẩu (thông qua người vận tải), đồng thời lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và gửi cho ngân hàng thông báo.
Nếu người xuất khẩu không chấp nhận thì yêu cầu cầu người nhập khẩu điều chỉnh L/C. Mọi nội dung sửa đổi đều phải có xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và cũng không thể hủy bỏ thư tín dụng cũ.

Bước 6: Ngân hàng thông báo gửi tiền hàng cho người xuất khẩu khi đã nhận đủ chứng từ phù hợp với quy định của L/C để nhận hàng.

Bước 7: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng mở L/C.

Bước 8: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu. Nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì ngân hàng mở L/C trả tiền hàng cho ngân hàng thông báo và gửi bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu. Nếu không phù hợp thì ngân hàng mở L/C từ chối trả tiền và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

Bước 9: Người nhập khẩu nhận bộ chứng từ nhận hàng từ ngân hàng mở L/C và kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán tiền hàng cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.

Bước 10: Người nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ cho người vận tải để nhận hàng. Như vậy, thông qua 10 bước trên, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được thực hiện. Trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng đã đóng vai trò rất quan trọng, đảm bảo người xuất khẩu sẽ thu được tiền và người nhập khẩu nhận được hàng nếu hai bên tôn trọng những điều đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

01. Tại sao bạn cần sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá

02. Vận  chuyển gửi hàng hoá đi Lào giá rẻ, an toàn

03. Dịch vụ vận chuyển hàng hoá trọng gói Door to Door

04. Dịch vụ vận chuyển gửi hàng hoá đi Campuchia

05. Dịch vụ giao hàng thu hộ tiền – COD – tuyến Campuchia – Lào

06. Giới thiệu dịch vụ vận chuyển

07. Vận chuyển Campuchia – Lào

Hotline : 094 791 81 38 | 090 277 44 97.



source https://hoangkhoico.vn/lc/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN GỬI HÀNG HOÁ ĐI CAMPUCHIA GIÁ RẺ

Thương mại thế giới có tác động thế nào đến nền kinh tế Việt Nam

Tìm Hiểu Về Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất – MSDS