Những lưu ý về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia

Những lưu ý về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia
Hoàng Khôi Logistics.

Xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia ngày càng mở rộng và phát triển. Không chỉ các doanh nghiệp Việt tiến hành triển khai đầu tư, xuất khẩu hàng hóa qua thị trường Campuchia. Mà còn tiến hành thu mua nhiều loại mặt hàng từ Campuchia để tung ra thị trường tiêu thụ trong nước ta. Trong một quy trình nhập khẩu, doanh nghiệp không thể bỏ qua những thủ tục nhập khẩu bắt buộc của chính phủ Việt Nam.

Việc thực hiện đầy đủ các thủ tục là điều tiên quyết. Cam kết doanh nghiệp thực thi chấp hành đúng với những quy định chung của nhà nước trong xuất nhập khẩu. Đặc biệt là khâu đóng nộp thuế, khai báo hàng hóa một cách cụ thể, chính xác. Dưới đây là một số thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia mà doanh nghiệp cần nắm rõ!

 thủ tục nhập khẩu bắt buộc của chính phủ Việt Nam.
Thủ tục nhập khẩu bắt buộc của chính phủ Việt Nam.

Tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia 

Với tình hình chính phủ Việt Nam đang triển khai và thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu thì trong năm vừa qua. Việt Nam đạt xuất siêu hàng hóa sang thị trường Campuchia. Cụ thể là 2300 triệu USD. Điều này chứng tỏ hàng hóa xuất khẩu qua thị trường Campuchia nhiều hơn là nhập vào thị trường nước ta. Tuy nhiên, xuất siêu không có nghĩa là không nhập khẩu bất kỳ mặt hàng gì. Các doanh nghiệp vẫn tiến hành nhập khẩu một số mặt hàng cần thiết.

Tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia
Tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia 

Đặc biệt có tính ứng dụng cao với nhu cầu đa dạng trong nước cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất. Một số mặt hàng được nhập khẩu từ Campuchia chiếm số lượng lớn trong năm vừa qua như cao su, vải, thuốc lá, phụ tùng…. Cùng một số loại hạt như đậu tương, đậu nành, hạt điều. Nhưng theo khảo sát, nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia trong năm vừa qua được tính là giảm 8%. 

Tuy nhiên, trong suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa, nhiều doanh nghiệp còn non trẻ có nhiều sự thiếu hiểu biết trong việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian của tiến độ nhập khẩu cũng như các chi phí bỏ ra. Do đó, việc nắm rõ thủ tục là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải ưu tiên hàng đầu.

Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia

Nhằm đảm bảo không có bất kỳ trường hợp nào vi phạm quy định cũng như nhập lậu hàng hóa vào thị trường trong nước. Gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển nền kinh tế nước nhà. Việc đưa ra nhưng thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật là cách thức để quản lý và kiểm soát trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay. 

Doanh nghiệp cần làm gì? Thực hiện các bước ra sao? 

Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia
Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia

Xác định hình thức nhập khẩu hàng hóa

Đây không được xem là thủ tục mà là bước đầu tiên để doanh nghiệp biết được mình sẽ cần thực hiện những thủ tục nhập khẩu gì cần thiết. Đó chính là xác định hình thức nhập khẩu. Phổ biến hiện nay là nhập khẩu kinh doanh. Đây là loại hình nhập khẩu hàng hóa giao kết theo hợp đồng mua bán qua Việt Nam.

Sau đó, các doanh nghiệp tiến hành bán vào thị trường nội địa. Hoặc có thể dùng làm nguyên nhiên liệu, trang thiết bị cho hoạt động sản xuất. Cuối cùng là tạo thành sản phẩm tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. 

Chuẩn bị chứng từ, thực hiện thủ tục nhập khẩu đúng và minh bạch

Đi vào khâu thực hiện các thủ tục chính là thực hiện đầy đủ các loại giấy tờ liên quan. Chẳng hạn như bảng kê khai hàng hóa về nguồn gốc, số lượng… Ngoài ra thì các bản hợp đồng giao thương giữa đôi bên, giấy chứng nhận hàng rõ nguồn gốc… 

Một bộ chứng từ thông thường và đầy đủ của một thủ tục nhập khẩu thường bao gồm: 

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu gồm có 2 bản chính;
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải có giá trị tương đường. Chỉ cần 1 bản sao;
  • Hóa đơn thương mại (1 bản san). Với trường hợp có thanh toán hoặc là hàng hóa phi mậu dịch thuộc diện phải làm tờ khai thì nộp hóa đơn phi thương mại (bản sao);
  • Giấy giới thiệu hoặc có thể là giấy ủy quyền. Gồm 3 bản chính. Tuy thông tư không ghi những giấy tờ này. Nhưng trong thực tế, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ.
  • Một số loại chứng từ, giấy tờ khác: do cơ quan chuyên ngành phát hành. Mục đích nhằm thông báo và xác nhận kết quả giám định chất lượng, nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. 

Sau khi nộp đầy đủ các chứng từ, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả thông báo tại Cổng thông tin của quốc gia. Nếu được xác nhận là đúng hết và thông quan thì bạn không cần phải nộp khi thực hiện các thủ tục hải quan nữa.

Tiến hành làm thủ tục hải quan

Sau khi khai báo hải quan thành công, thủ tục nhập khẩu tiếp theo là đóng nộp các loại thuế quan, chi phí phát sinh khác theo quy định. 

Tiếp đó, tờ khai được thông quan sẽ được hải quan giám sát và ký tên, đóng dấu xác nhận. Thủ tục nhập khẩu hoàn thành, hàng hóa sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam.

Đơn vị vận tải uy tín hiện nay

Nếu doanh nghiệp muốn giảm bớt thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục khi không có nhiều hiểu biết về quá trình này. Bạn có thể tìm đến các đơn vị vận tải uy tín. Nơi có thể đáp ứng nhanh nhu cầu thực hiện thủ tục nhập khẩu một cách nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật. 

Hoàng Khôi Logistics, chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện vận tải hàng hóa. Đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa qua Campuchia. Hãy liên hệ ngay đến Hoàng Khôi Logistics để được hỗ trợ chi tiết hơn!

Tìm hiễu thêm dịch vụ vận chuyển gửi hàng hoá đi Campuchia giá rẻ tại đây.

Hoàng Khôi Logistics
Vận chuyển hàng hoá chuyên tuyến Lào Campuchia
VP:
523A Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Quận 9, Tp.HCM
Hotline: 0947 918 138 – 0902 77 44 97
Email:
info@hoangkhoico.vn | vanchuyenlaocam@gmail.com
Website:
hoangkhoico.vn

The post Những lưu ý về thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia appeared first on Hoàng Khôi Logistics.



source https://hoangkhoico.vn/thu-tuc-nhap-khau-hang-hoa-tu-campuchia/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN GỬI HÀNG HOÁ ĐI CAMPUCHIA GIÁ RẺ

Thương mại thế giới có tác động thế nào đến nền kinh tế Việt Nam

Tìm Hiểu Về Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất – MSDS